Lá mỏng nhăn nheo, nhiều hình dạng, thường có lá hình mũi mác, gần như không có cuống, mặt trên màu nâu sẫm, mặt dưới màu nâu nhạt, mép lá khía răng cưa, to nhỏ không đều. Có lá chỉ có răng thưa hay gần như nguyên. Gân giữa to và nổi nhiều. Vị hơi đắng. Đoạn thân dài 3 - 5 cm, tròn, thẳng, lõi xốp, đường kính khoảng 0,2 cm, mặt ngoài màu nâu nhạt, lốm đốm, có mấu mang lá hoặc vết tích của cuống lá.
BỒ CÔNG ANH
1 . Tên khoa học: Lactuca indica L.
2. Họ: Cúc (Asteraceae).
3. Tên khác: Diếp hoang, Diếp trời, Rau bồ cóc, Rau bao, Rau chuôi, phắc bao (Tày), lày máy kìm (Dao).
4. Mô tả:
Lá mỏng nhăn nheo, nhiều hình dạng, thường có lá hình mũi mác, gần như không có cuống, mặt trên màu nâu sẫm, mặt dưới màu nâu nhạt, mép lá khía răng cưa, to nhỏ không đều. Có lá chỉ có răng thưa hay gần như nguyên. Gân giữa to và nổi nhiều. Vị hơi đắng. Đoạn thân dài 3 - 5 cm, tròn, thẳng, lõi xốp, đường kính khoảng 0,2 cm, mặt ngoài màu nâu nhạt, lốm đốm, có mấu mang lá hoặc vết tích của cuống lá.
5. Phân bố:
Cây mọc hoang, phân bố chủ yếu ở các vùng ấm thuộc các nước Châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Inđônêxia, Philippin và các nước Đông Dương. Ở Việt Nam, Bồ công anh phân bố rải rác khắp mọi nơi (thường ở độ cao dưới 1000 mét) đến trung du và đồng bằng. Cây thường mọc ở nơi đất ẩm, trong vườn, ven đường đi, bãi sông hoặc trên các thửa ruộng, nương rẫy đã bỏ hoang.
6. Trồng trọt:
Bồ công anh là cây sống 1 năm, ưa sáng nhưng cũng có thể chịu được bóng. Cây mọc từ hạt vào mùa xuân đến mùa hè. Gần cuối mùa hè cây đã bắt đầu ra hoa kết quả. Vào thời kỳ cây đang sinh trưởng mạnh, nếu bị gãy hay bị cắt ở gần gốc, phần còn lại sẽ tái sinh chồi và sinh trưởng tiếp. Cuối mùa hè hoặc đầu mùa thu, sau khi quả đã già, song song với quá trình phát tán hạt giống, cây bắt đầu úa vàng và tàn lụi. Đến mùa xuân năm sau, hạt giống lại tiếp tục nảy mầm. Do điều kiện sinh trưởng tự nhiên thuận lợi như vậy, nên nhiều nơi đã trồng Bồ công anh ở trong vueoenf hay ngoài ruộng. Thời vụ gieo trồng vào đông xuân hay hè thu. Cây ưa đất ẩm xốp, thoát nước, nhiều phù sa, được trồng bằng hạt như trồng rau cải. Khi cây con cao chừng 2-3cm, đánh ra trồng thành hàng trên luống, mỗi cây cách nhau 30cm. Sau khi trồng, cần thường xuyên làm cỏ và vun gốc. Trồng bằng gieo hạt vào mùa đông xuân và đầu thu (vào các tháng 3-4 hoặc 9-10). Có thể trồng bằng mẩu gốc, sau 4 tháng có thể bắt đầu thu hoạch.
7. Bộ phận dùng:
Lá, cành.
8. Thu hái, chế biến:
Vào khoảng tháng 5 - 7, lúc cây chưa ra hoa hoặc bắt đầu ra hoa, loại bỏ lá già, phơi hoặc sấy nhẹ đến khô.
Rửa sạch lá, cắt đoạn 3 - 5 cm, phơi khô để dùng.Nấu cao: Rửa sạch, phơi khô, nấu thành cao đặc (1 ml cao tương đương 10 g dược liệu).
9. Thành phần hoá học:
Theo tỷ lệ g%: Nước 91,8; Protid 3,4; Glucid 1,1; xơ 2,9; tro 1,2 và theo mg%: Caroten 3,4; Vitamin C25. Có hai chất đắng chính là Lactucin và Lactucopicrin.
10. Tác dụng dược lý
Bồ công anh (Đông y cho là thuộc về hàn lương) được áp dụng phương pháp lồng cử động đã thể hiện tác dụng an thần.
Flavonoid của Bồ công anh đã được nghiên cứu tác dụng sinh học thấy có tác dụng ức chế men Oxy hóa khử peroxydase và catalase máu chuột cống trắng. Những thí nghiệm tiến hành với huyết thanh người cũng cho những kết quả ức chế men oxy hóa khử rõ rệt.
Theo tài liệu nước ngoài, tại một số nước, người ta có sử dụng và nghiên cứu những loài Lactuca khác như L.virosa, L. sativa (rau diếp ăn của Việt Nam), thấy những cây này không độc và có tác dụng trên hệ thần kinh trung ương gây ngủ nhẹ.
11. Công năng:
Thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm tán kết
12. Công dụng:
Dùng làm thuốc chữa mụn nhọn, đau vú, sưng vú, tắc tia sữa, áp xe, tràng nhạc và các vết thương nhiễm trùng. Còn dùng uống trong chữa bệnh đau dạ dày, ăn uống không tiêu, mắt đỏ sưng đau.
Thường dùng 20-30g, dạng thuốc sắc. Cũng có thể dùng cao uống trong và dán ngoài trong các trường hợp viêm nhọt, hoặc dùng lá tươi giã nhỏ, thêm một ít tí muối, pha nước, lọc lấy nước cốt uống, còn bã thì đắp cho mụn nhọt chóng vỡ mủ.
Cách dùng, liều lượng:
Ngày 8 - 30g sắc uống. Lá tươi giã nát đắp ngoài.
Bài thuốc:
Trị gai đâm hoặc bị nhằm nước đái của con cáo làm cho thịt sưng phù: Bồ công anh gĩa nát lấy nước cốt bôi vào nhiều lần thì khỏi (Đồ Kinh phương).
Trị sản hậu không cho con bú, sữa tích lại làm cho vú căng, sưng: Bồ công anh gĩa nát, đắp lên đó, ngày 3 đến 4 lần (Mai Sư phương).
Trị cam sang, đinh nhọt: Bồ công anh gĩa nát, lấy riêng một ít vắt nước trộn rượu sắc uống cho ra mồ hôi (Chứng Loại Bản Thảo).
Trị lở loét lâu ngày không khỏi, ong châm, rắn cắn, bọ cạp cắn: Bồ công anh gĩa nát, đắp vào vết thương (Cấp Cứu phương).
Trị kết mạc viêm cấp tính, mắt đỏ sưng đau [do Can hỏa bốc lên]: Bồ công anh (tươi) 80g , Chi tử 7 trái, sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị ung độc sưng tấy cấp tính: Bồ công anh 20g đến 40g, sắc uống (Bồ Công Anh Thang - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
13.1. Thuốc tiêu độc chữa sưng vú, mụn nhọt: Bồ công anh 12g, Ké đầu ngựa 12g, Vòi voi 12g, Liên kiều 12g, Kim ngân hoa 10g, Kinh giới l0g, Hạ khô thảo l0g, Cỏ mần trầu l0g. Tất cả phơi khô, thái nhỏ, sắc với 400ml nước còn l00ml, uống làm 2 lần trong ngày. (Kinh nghiệm của bệnh viện Hưng Yên - Hải Hưng).
13.2. Chữa đau dạ dày: Lá Bồ công anh khô 20g, lá Khôi 15g, lá Khổ sâm l0g, nước 300ml. Đun sôi trong vòng 15 phút, thêm đường, chia 3 lần uống trong ngày. Uống liên tục trong vòng 10 ngày. Nghỉ 3 ngày rồi lại tiếp tục cho đến khi khỏi (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
13.3. Chữa mụn nhọt, lành nhọt chóng chín và vỡ mủ: Lá Bồ công anh tươi phối hợp với lá Phù dung, rễ Vông vang hoặc rễ Gai, gĩa đắp (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
Kiêng kỵ: Các chứng âm hư hoặc tràng nhạc, ung nhọt đã vỡ cấm dùng.
Ghi chú: Rễ, lá Bồ công anh Trung Quốc (Taraxacum officinale Bigg), họ Cúc (Asteraceae) được dùng với công dụng tương tự Bồ công anh Việt nam.
-
Lượt xem: 19280