доступная компьютерная помощь
Винница

Cây thuộc họ sói  là những cây nhỡ có thân hoá gỗ, nhánh không lông, mọc đối. Lá mọc đối, dai, không lông, mép có răng. Cụm hoa bông kép ở ngọn, ít nhánh, lá bắc dai. Hoa khá lớn, không cuống. Nhị có 1 bao phấn đơn, dày, gần hình trụ với hai bao phấn. Quả dạng quả hạch nạc.

KỸ THUẬT TRỒNG CÂY SÓI RỪNG

Tên khoa học: Sarcandra glabra (Thunb.) Nakai

Họ hoa Sói:  Schorathaceae.

Tên Việt Nam:  Sói rừng, Sói nhẵn

 

1. Giới thiệu cây thuốc

1.1. Mô tả

Cây thuộc họ sói  là những cây nhỡ có thân hoá gỗ, nhánh không lông, mọc đối. Lá mọc đối, dai, không lông, mép có răng. Cụm hoa bông kép ở ngọn, ít nhánh, lá bắc dai. Hoa khá lớn, không cuống. Nhị có 1 bao phấn đơn, dày, gần hình trụ với hai bao phấn. Quả dạng quả hạch nạc.

Cây Sói rừng là cây nhỏ, cao 1-2m, nhánh tròn, không lông. Lá  mọc đối, phiến lá xoăn bầu dục, dài 7 – 18 cm, rộng 2 – 7 cm, đầu nhọn, mép có răng cưa, gân bên 5 đôi, cuống ngắn 5 – 8 mm.

Cụm hoa bông kép ở ngọn, các nhánh ngắn. Hoa nhỏ, màu trắng, không cuống; nhị 1. Quả nhỏ, gần tròn cỡ 6x4mm, mọng nước, màu đỏ gạch.

Cây ra hoa bắt đầu từ tháng 5 và kéo dài liên tục tới tháng 11. Quả bắt đầu chín vào giữa, cuối tháng 8 và thời kì chín của quả kéo dài tới tháng 2 năm sau.

1.2. Đặc tính sinh thái.

Cây phân bố ở Nhật Bản, Triều Tiên, Trung quốc, Ấn Độ, Việt Nam và Malaixia. Ở nước ta, cây thấy mọc ở dưới tán rừng dưới 800m thuộc các tỉnh Lạng Sơn, Thái Nguyên, Hoà Bình, Hà Tây đến KomTum và Lâm Đồng.

Cây mọc hoang ở vùng rừng núi đất, ở bìa rừng ven suối ẩm. Cây ưa bóng chưa gặp cây mọc hoang ngoài bãi trống.

2. Trồng trọt

2.1. Chọn vùng trồng và quản lý đất trồng

Chọn vùng  trồng : Cây ưa bóng, ưa ẩm nên vùng trồng thích hợp là các tỉnh có vùng đất trung du và núi thấp phía bắc nước ta. Chọn vùng đất thuận lợi tưới tiêu, có thể trồng sen dưới tán cây lâu năm (Cây ăn quả hoặc cây lấy gỗ) hoặc trồng thâm canh dưới dàn mái che nhân tạo.

Quản lý đất trồng: Vùng trồng xa khu dân cư, cách xa các khu công nghiệp lân cận, không có khả năng rủi ro về lây chuyền ô nhiễm đất. Quản lý và theo dõi được các cây trồng trước đó không có nguy cơ tồn dư thuốc bảo vệ thực vật và các yếu tố gây hại khác. Thành phần đất đã được đánh giá đạt yêu cầu cho trồng cây dược liệu theo tiêu chí GAP.

2.2. Nguồn nước và quản lý nước tưới

Để đánh giá nguy cơ ô nhiễm hóa chất và sinh học từ nguồn nước sử dụng, nước sử dụng cho vùng trồng: nước tưới, sử dụng cho sau thu hoạch và chế biến đều dùng nước giếng khoan. Chất lượng nước giếng khoan đã được đánh giá đạt yêu cầu cho sử dụng, không có nguy cơ rủi ro gây ô nhiễm đất. Định kỳ có kiểm tra nguồn nước sử dụng. Nước tiêu khu trồng trọt và nước thải khu chế biến không được sử dụng lại vào vùng sản xuất dược liệu. Phòng ngừa triệt để nguy cơ gây ô nhiễm của nguồn nước không qua sử lý, chỉ sử dụng nguồn nước từ giếng khoan đưa lên bể chứa.

3. Giống

Qua những nghiên cứu gần đây nhất cho thấy có hai phương pháp nhân giống đối với cây sói rừng, đó là nhân giống bằng hạt và nhân giống bằng hom giâm thông qua việc sử dụng kỹ thuật giâm cành.

* Nhân bằng hạt

Mùa hạt sói rừng kéo dài từ giữa, cuối tháng 8 hàng năm tới tháng 3 năm sau. Cây Sói rừng ra hoa thành một thời kỳ và không tập trung nên việc quả chín cũng không tập trung, cho nên quá trình khai thác, thu hoạch cần có sự đánh giá và chọn lọc. Để phục vụ công tác giống thì hạt phải đạt được độ chín sinh lý cần thiết. Nếu đánh giá bằng cảm quan có thể dựa vào màu sắc vỏ quả để đánh giá, quả đã chín sinh lý thì vỏ quả có được màu đỏ rất tươi và đỏ đều, trên vỏ quả không có những vết màu loang. Do đó, những quả có màu sắc vỏ loang thì không thể dùng để làm giống được.

Vì quả Sói Rừng rất nhỏ nên khi thu hoạch nên có dụng cụ chứa phù hợp, tốt nhất là đựng trong túi vải mềm. Nhẹ nhàng tách những quả đạt yêu cầu về độ chín sau đó cho vào túi đựng. Vỏ quả rất mềm và dễ dập nát, vì thế phải hết sức cẩn thận, không nên đựng quá nhiều hạt trong một túi và đặc biệt là không để bất kỳ một vật nặng nào lên túi đựng hạt giống.

Tuy nhiên, việc khai thác hạt giống mỗi đợt thường phải diễn ra trong vài ngày, nên khuyến cáo cho người thu hoạch là nên tập trung hạt giống thu được và tãi mỏng trên nong, nia hay một vật liệu tương tự, hong trong gió, không nên để ánh sáng trực xạ chiếu vào.Tốt hơn hết là quá trình thu hoạch chỉ nên kéo dài 3-4 ngày cho một đợt thu và hạt giống cần được chuyển về vườn ươm trong vòng 1 tuần kẻ từ ngày bắt đầu cho đợt thu hoạch.

* Với Cây giống

Những nội dung ở đây xoay quanh việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật cho việc thu nguồn cây trưởng thành trong tự nhiên về trồng thành vườn ươm. Trước khi thu cây cần chuẩn bị thật kỹ vườn ươm, vườn ươm phải sẵn sàng cho việc trồng mới cây trước khi tiến hành thu.

+ Vườn ươm:

Cây Sói rừng vốn là cây sống dưới tán cây lớn thế nên nhu cầu ánh của cây rất hạn chế. Tốt hơn hết là làm hệ thống lưới che giảm ánh sáng cho toàn bộ vườn ươm, hạn chế 80% cường độ ánh sáng.

Chuẩn bị đất: chọn vườn ươm ở nơi cao ráo, chủ động về nước, đất màu mỡ. Đất được cầy sâu 30 cm, lên luống rộng 80cm. Bón lót 25 tấn phân chuồng hoai/ ha. Tốt hơn hết là thiết kế hệ thống tưới cây bằng phương pháp tưới nhỏ giọt hoặc tưới phun mưa, vừa tiết kiệm nước vừa cung cấp độ ẩm thích hợp cho cây. Bên cạnh đó cần phải có một hệ thống tiêu nước tốt, tránh nước đọng trong ruộng lâu ngày làm chết cây.

+ Thu cây giống:

Quá trình thu cần hết sức cẩn thận tránh làm tổn thương quá nhiều cho cây khiến cây kém phát triển hoặc có thể bị chết. Sau khi đã xác định chính xác cây cần thu thì tiến hành thu bằng cách đào toàn bộ phần gốc cây, sau đó bỏ bớt đất bám ở gốc cây đi. Cây sau khi trồng cần giữ độ ẩm thương xuyên cho cây, nên giữ độ ẩm đất 80-90% và thường xuyên thì cây sẽ nhanh chóng phục hồi và phát triển mạnh.

Sau đó tiến hành cắt bỏ bớt một phần thân lá trên cây, chỉ để lại khoảng 1/3 lượng lá trên cây nhằm hạn chế quá trình thoát hơi nước của cây. Cây thu hoạch bằng phương pháp này thì cần nhanh chóng trồng lại tại vườn ươm, không nên để cây quá lâu rồi mới trồng, cây sẽ bị mất nước khiến cho khả năng phục hồi và khả năng sống của cây.

4. Kỹ thuật trồng trọt.

4.1.  Làm đất và kỹ thuật làm đất

Đối với cây Sói Rừng đất phải được cày ải, phơi kỹ đảm bảo tơi xốp. Cần được cày sâu từ 20- 30cm, lần cày bừa cuối cùng kết hợp với phòng trừ sâu bệnh, trừ cỏ bằng thuốc hoá học. Sau đó kết hợp với bón phân lót gồm: Phân chuồng hoai, phân lân.  Đất phải được lên luống thuận lợi cho việc tưới tiêu, chăm sóc đi lại. Phải bố trí hệ thống tưới tiêu hợp lý, tốt nhất là bố trí hệ thống  tưới nước tự động.

4.2. Thời vụ, Mật độ (khoảng cách) trồng

Thời vụ trồng: Trồng sói rừng từ tháng 8 đến tháng 3 hàng năm.

Khoảng cách trồng là: 30cm x 30cm. Mật độ: 30.000 cây/ha

Lựơng cây giống: 30000 cây/ha cây/ ha theo lý thuyết, thực tế trừ diện tích rãnh số cây giống trồng 70%  là 21.000 cây/ha.

4.3. Phân bón và kỹ thuật bón phân

Bón phân: Cây sói rừng đòi hỏi nhiều chất dinh dưỡng dùng để sinh trưởng phát triển, ra hoa... cho nên chúng ta cần phải bón phân. Trồng sói rừng người ta sử dụng nhiều loại phân bón một lúc.

Lượng phân bón cho một hecta như sau:

Phân chuồng: 10 tấn

Phân đạm Urê: 120kg

Phân supe lân: 150kg

Phân kali: 70kg

Cách bón: 3/4 lượng phân chuồng đã ủ với lân bón lót. 1/4 lượng phân còn lại bón vào hốc lấp đất qua rồi trồng.

Phân đạm và kali bón thúc: chia làm 3 đợt

+ Đợt 1:Bón 1/3 lượng đạm + 1/3 lượng kali

+ Đợt 2: Bón 2/3 lượng đạm + 1/3 lượng kali

+ Đợt 3: Bón nốt 1/3 lượng kali còn lại. Có thể bón phân khô dầu, bột cá … nếu có.

4.4. Kỹ thuật trồng

Khi cây con trong vườn ươm đủ tiêu chuẩn ta đánh ra ruộng sản xuất, khi đánh hạn chế thấp nhất sự tổn hại đến bộ rễ của cây. Trồng theo luống với khoảng cách cây 30x30cm, cây trồng phải ấn chắc gốc và đứng cây. Sau đó giữ ẩm cho cây để cây hồi phục và phát triển.

4.5. Chăm sóc và quản lý đồng ruộng

Quản lý đồng ruộng : Kiểm tra thường xuyên tình trạng đồng ruộng, dụng cụ phun thuốc và các bao gói, vệ sinh dụng cụ và sử lý nước thải khi vệ sinh dụng cụ phun thuốc, phòng ngừa khả năng gây ô nhiễm đất trồng và môi trường vùng sản xuất.

4.6.  Phòng trừ sâu bệnh

Sói rừng là cây phát triển mạnh, ít sâu bệnh, nhưng vẫn phải kiểm tra thường xuyên để phòng trừ kịp thời. Phải giữ ẩm cho cây phát triển, cây sói rừng sống dưới tán cây rừng nên ta phải tre bằng lưới đen để cây phát triển tốt (Sói rừng thích hợp với ánh sáng tán xạ).

Phòng trừ cỏ dại, tưới tiêu kịp thời để cây phát triển. Trong 1- 2 năm đầu ta phải tỉa và dặm cây kịp thời để bảo đảm độ đồng đều của cây.

5. Thu hái, chế biến, bảo quản

5.1. Thu hoạch chế biến sau thu hoạch.

Thu hoạch: Sau trồng 3 năm ta có thể thu hái toàn cây vào mùa hạ thu, thu vào những ngày nắng ráo.

Chọn ngày nắng ráo, thu hoạch lá Sói rừng, sau khi thu về dược liệu nhặt sạch cỏ dại, các cây tạp, loại bỏ lá bị bệnh, thối mốc để không làm ảnh hưởng đến chất lượng và giá trị thương phẩm của dược liệu. Rửa sạch và sơ chế bằng cách phơi trên sân sạch, bạt dứa hoặc sấy ở  nhiệt độ 35- 400C đến khô. Dược liệu sau khi khô có màu vàng nhạt hoặc xanh nhạt, lá có mùi thơm nhẹ và không bị đen, ẩm. mốc. Độ ẩm tối đa 13%.

5.2. Bảo quản và vận chuyển

Bao bì đóng gói: Đóng gói dược liệu bằng túi polyetylen dày khó rách, sau đó buộc chặt đầu tránh không khí sâm nhật làm ẩm, mất mùi thơm, ảnh hưởng đến chất lượng dược liệu. Đóng ngoài là bao gai bền có gi đầu đủ ký hiệu lô sản xuất, ngày và nơi sản xuất.

Kho bảo quản: ở nơi cao ráo, thoáng mát có cửa thông thoáng, trang bị lệ sắt để đặt sản phẩm, kệ cách tường kho và cách sàn kho 20- 30 cm để tránh ẩm và mối mọt.

Thời gian bảo quản dược liệu: Dược liệu khô đóng gói kỹ trong điều kiện kho bình thường có thể bảo quản được 2 năm.

Vận chuyển: Bao hàng đưa lên xe vận chuyển được đóng thêm một lớp bao tải để khi vận chuyển trên đường tránh rách nát, làm hỏng dược liệu. Dùng xe chuyên biệt để chuyên chở dược liệu.

Công Ty TNHH Sao Việt

Trung Tâm Cây Giống Cây Nguyên Liệu Tam Đảo

Thôn Quẵng - Tam Quan - Tam Đảo - Vĩnh Phúc

ĐT : 0211 2467 567 , 0982 709 709

Website 1:  www.cayduoclieu.vn        Website 2:  www.cayduoclieu.com

Website 3:  www.cayxanhtamdao.com

Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

куда поехать отдохнуть
развитие ресторанного бизнеса